Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử tại huyện Bạch Thông

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bạch Thông luôn quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác chuyên môn và chỉ đạo điều hành, góp phần nâng cao nhận thức, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Hiện nay trên địa bàn huyện Bạch Thông, hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan Nhà nước được quan tâm, đầu tư khá đồng bộ.Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai kết nối liên thông từ tỉnh đến UBND huyện và 17 xã, thị trấn. 100% các phòng, ban thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn đã có mạng LAN, có kết nối Internet bãng thông rộng. 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan cấp huyện và 90% công chức cấp xã được trang bị máy tính để làm việc. Từ đó, giúp nâng cao khả nãng tiếp nhận thông tin, kịp thời và thường xuyên, đồng thời tăng phạm vi, hiệu quả tuyên truyền tại cơ sở.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý Nhà nước ở Bạch Thông đã góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thiểu các quy trình công việc đang được tiến hành theo phương pháp thủ công bằng việc xây dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng qua mạng Internet. Ðến nay, huyện Bạch Thông đã triển khai hiệu quả các phần mềm ứng dụng như: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; hệ thống thư điện tử công vụ; phần mềm một cửa, một cửa liên thông và dịch vụ công mức độ cao … giúp nâng cao đáng kể chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT trên địa bàn. Theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, phòng Văn hóa và Thông tin - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử của huyện đã ban hành các văn bản, quy chế, hướng dẫn kỹ thuật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, để duy trì tốt hoạt động của các phần mềm dùng chung trên địa bàn.

Theo số liệu thống kê, tổng số tài khoản thư điện tử công vụ đã cấp cho huyện là 281, trong đó có 269 tài khoản cá nhân, 12 tài khoản tổ chức. Các tài khoản thư điện tử công vụ được duy trì sử dụng thường xuyên góp phần giảm bớt vãn bản giấy và đảm bảo an toàn thông tin. Từ ngày 01/01/2019 đến 15/7/2019, các phòng chuyên môn huyện và UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 4.652 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, đã xử lý 4.548 hồ sơ, trong đó có 4.382 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp qua phần mềm Một cửa điện tử, 270 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến qua Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công của tỉnh. Hiện nay, 100% các cơ quan cấp huyện, UBND các xã, thị trấn đuợc đánh giá mức độ sử dụng tốt phần mềm quản lý vãn bản và hồ sơ công việc. Các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng có hiệu quả phần mềm ký số văn bản tích hợp trong hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc để điều hành và giải quyết công việc trên môi trường mạng, giảm bớt văn bản giấy. Hàng tháng, căn cứ kết quả đánh giá việc sử dụng các phần mềm dùng chung của Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện chỉ đạo cơ quan thường trực theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị ứng dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung đã được triển khai.

Thống kê tình hình xử lý hồ sõ thủ tục hành chính của cấp huyện tại Cổng Thông tin dịch vụ hành chính công Bắc Kạn

 Bên cạnh kết quả đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn huyện còn một số hạn chế. Chất lượng sử dụng phần mềm ở các cơ quan, đơn vị chưa đồng đều. Trong quý I, quý II/2019, một số đơn vị có xếp hạng ứng dụng phần mềm ở mức độ thấp nhất: Cao Sơn, Tú Trĩ, Mỹ Thanh, Vi Hương, Sỹ Bình. Một số cơ quan, đơn vị giải quyết hồ sơ chưa kịp thời, để tồn hồ sơ quá hạn. Hồ sơ tiếp nhận trên phần mềm một cửa điện tử, một cửa liên thông và dịch vụ công mức độ cao thấp hơn so với số hồ sơ thực tế, tỷ lệ hồ sơ phát sinh qua trang dịch vụ công mức độ 3,4 chưa cao.

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử huyện, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và hiểu biết đối với cung cấp dịch vụ công của người dân trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, do vậy tỷ lệ người dân biết và khai thác hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ cao còn rất thấp. Một số cán bộ, công chức cấp xã chưa chủ động, nâng cao trong tiếp cận và ứng dụng CNTT, ngại nghiên cứu, thay đổi về nhận thức cũng như hành động, vẫn xử lý công việc trên bản giấy; chưa chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền đến người dân về nộp hồ sõ trực tuyến cũng như nhận trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Trước tình hình thực tế địa phương, hiện nay, huyện đang tăng cường tuyên truyền về lợi ích của dịch vụ công trực tuyến để người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết và khai thác sử dụng. Ðồng thời tiếp tục yêu cầu cán bộ tại bộ phận một cửa thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp đến giao dịch thực hiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến qua trang dịch vụ công của tỉnh và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá các cơ quan, đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử gắn với thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính.

UBND huyện cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tích cực quan tâm, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT, xây dựng CQÐT gắn với CCHC tại đơn vị, góp phần quan trọng trong việc thay đổi thói quen làm việc trên văn bản giấy, nâng cao năng suất, hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong giải quyết công việc, giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí hành chính./.

Tác giả:  Nguyễn Nga
Nguồn: