Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xây dựng nền hành chính đồng bộ, chuyên nghiệp, vì nhân dân phục vụ

Triển khai kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn phiên bản 1.0 là một trong những bước tiến của tỉnh nhằmxây dựng một nền hành chính đồng bộ, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phù hợp với định hướng của quốc gia về Chính phủ điện tử.

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 1.0 được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 với mục tiêu xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn.

Cụ thể, đảm bảo các điều kiện để kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước tại tỉnh; nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống ứng dụng CNTT theo điều kiện thực tế của tỉnh; tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống ứng dụng CNTT cần tiếp tục xây dựng, phát triển trong lộ trình triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Cùng với đó, xác định lộ trình và lập kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn. Số hóa các số liệu về dân cư, doanh nghiệp, thủ tục hành chính, chỉ số kinh tế xã hội của tỉnh để phục vụ cho việc tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn là cơ sở đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) ngày càng tốt hơn. Đây cũng là cơ sở khoa học giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả khi triển khai công tác ứng dụng CNTT của tỉnh thời gian tới nhằm đạt các mục đích như: Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm tạo thuận lợi trong giải quyết TTHC công cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân bất kể trong hay ngoài giờ làm việc với mục tiêu chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ.

 

Mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn phiên bản 1.0

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn được phát triển theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; bảo đảm tích hợp dữ liệu, liên thông quy trình giữa các cơ quan, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phù hợp với định hướng của quốc gia về Chính phủ điện tử.

Kiến trúc tổng thể chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn là mô hình gồm 8 thành phần: Người sử dụng hay đối tượng sử dụng, kênh truy cập, dịch vụ Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng và cơ sở dữ liệu, các dịch vụ chia sẻ và ích hợp, nền tảng chia sẻ và tích hợp cấp tỉnh (LGSP) và hạ tầng kỹ thuật. Đây là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai CQĐT kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; đảm bảo tính kết nối liên thông, tránh trùng lặp, lãng phí và đạt được mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh; là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại tỉnh.

Chính quyền điện tử sẽ cung cấp một nền dịch vụ hành chính nhanh, chính xác hơn, công khai, minh bạch và người dân có thể quan sát việc thực hiện quản lý của Nhà nước. Với tính năng liên thông các dữ liệu, chính quyền điện tử giúp cán bộ tra cứu, thụ lý nhanh chóng, dễ dàng trong việc xử lý hồ sơ, giảm bớt thời gian, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Đây cũng là cơ sở khoa học giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả khi triển khai công tác ứng dụng CNTT của tỉnh thời gian tới nhằm đạt các mục đích như: Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở dữ liệu các bộ, sở, ngành nhằm tạo thuận lợi trong giải quyết TTHC công cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân bất kể trong hay ngoài giờ làm việc với mục tiêu chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ.

Đối với người dân và doanh nghiệp, chính quyền điện tử sẽ mang đến nhiều thuận lợi khi giải quyết TTHC tại các cơ quan Nhà nước. Người dân, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn trong việc giao dịch liên quan đến TTHC như: Nộp hồ sơ trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến và theo dõi được tiến độ giải quyết hồ sơ…

Lộ trình triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn phiên bản 1.0 chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 (từ 2017 - 2019), thực hiện nâng cấp cổng thông tin điện tử của tỉnh; xây dựng Cổng thông tin điện tử Dịch vụ công, Hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ, Ứng dụng nghiệp vụ dịch vụ công, CSDL người dùng công dân, CSDL người dùng doanh nghiệp, CSDL người dùng cán bộ công chức và Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) (bao gồm nội dung Xây dựng và cải tiến quy trình tin học hóa các nghiệp vụ, Hệ thống Quản lý danh mục dùng chung); Xây dựng Trung tâm dữ liệu tỉnh Bắc Kạn; Xây dựng các ứng dụng dùng chung: Quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng (để tích hợp vào Hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ), quản lý kế toán - tài chính, quản lý tài sản, một cửa điện tử (để tích hợp vào Hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ), hệ thống thông tin quản lý Kiến trúc Chính quyền điện tử (EAMS), Chữ ký số, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng hệ thống an toàn thông tin toàn tỉnh; Nâng cấp hệ thống email Bắc Kạn đáp ứng kiến trúc CQĐT Bắc Kạn; Xây dựng CSDL về đất đai của tỉnh Bắc Kạn; Đào tạo cho cán bộ, CC, VC.

Giai đoạn 2 (từ năm 2019 - 2020), thực hiện tư vấn quản trị kiến trúc Bắc Kạn; đào tạo cho cán bộ, CC, VC; bắt đầu công tác chuẩn bị đầu tư để có thể xây dựng các công việc trong giai đoạn 3.

Trong giai đoạn 3 (từ năm 2020) sẽ thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT của cơ quan nhà nước; trang bị cơ sở hạ tầng cho bộ phận hỗ trợ công dân, doanh nghiệp; nâng cấp hệ thống Hội nghị truyền hình; xây dựng kho dữ liệu Bắc Kạn; đào tạo cho cán bộ, CC, VC.

Kiến trúc CQĐT đóng vai trò như một tài liệu định hướng công tác ứng dụng chính quyền điện tử của tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, các cơ quan đơn vị trong tỉnh sẽ phối hợp với Sở TT&TT khi triển khai các nội dung của Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh đảm bảo đồng bộ, hiệu quả./.

Tác giả:  Nguyễn Nga
Nguồn: