Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thực hiện Kế hoạch số 307/KH-MTTQ-BTT ngày 09/9/2022 của Ban Thường tực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn giám sát việc triển khai thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Kế hoạch số 307/KH-MTTQ-BTT ngày 09/9/2022 của Ban Thường tực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn giám sát việc triển khai thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh để nắm bắt và đánh giá tình hình kết quả công tác CCHC trên các lĩnh vực của tỉnh để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn việc thực hiện hoạt động CCHC trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước. Nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện đẩy mạnh CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 22/4/2021 của Tỉnh ủy Bắc Kạn. Quá trình giám sát thực hiện theo 02 hình thức: Giám sát trực tiếp tại 08 đơn vị xã, phường, thị trấn đại diện cho 8 huyện, thành phố (Phường Phùng Chí Kiên, thị trấn Nà Phặc, các xã: Yến Dương, Địa Linh, Phương Viên, Đồng Thắng, Quang Phong, Nguyên Phú, Mỹ Thanh, Hòa Mục, Cao Kỳ, Nghiên Loan) và giám sát gián tiếp thông qua báo cáo của UBND các huyện, thành phố; các sở: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế. Thành phần tham gia Đoàn giám sát gồm có: Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở và lãnh đạo phòng chuyên môn Sở Nội vụ; đại điện Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQViệt Nam tỉnh; lãnh đạo các Hội cấp tỉnh: Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh; lãnh đạo Tỉnh đoàn và lãnh đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện. Để thực hiện giám sát trực tiếp tại các địa phương, Ủy ban MTTQ tỉnh đã thành lập 02 đoàn, trong đó: Đoàn số 1 thực hiện giám sát tại các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Ngân Sơn, Pác Nặm do ông Ma Từ Đông Điền, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn; Đoàn số 2 giám sát thực hiện giám sát tại TP Bắc Kạn và các huyện: Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn và TP Bắc Kạn do bà Triệu Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn.

Ảnh: Đoàn giám sát làm việc tại UBND xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông

 Tại các đơn vị, xã, phường, thị trấn trong danh sách giám sát trực tiếp, Đoàn giám sát sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị, thực hiện nội dung trao đổi, làm rõ các nội dung trong báo cáo, tập trung vào các vấn đề chưa đạt kết quả cao, còn hạn chế cần điều chỉnh, đồng thời các bộ phận chuyện môn trao đổi thêm để hiểu rõ, hiểu đúng về lĩnh vực CCHC. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 22/4/2021 của Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị đã có sự đổi mới, quyết liệt trong tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền, kiểm tra CCHC, chuyển đổi số được quan tâm thực hiện đạt kết quả; việc khảo sát mức độ hài lòng của người dân trong CCHC bước đầu có những kết quả khá. Các lĩnh vực của CCHC từ cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số được chỉ đạo thực hiện đồng bộ và đạt được một số kết quả nhất định; việc sử dụng chữ ký số được cán bộ, công chức triển khai áp dụng. Việc tham mưu ban hành, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được các đơn vị quan tâm chú trọng; công tác kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên, duy trì tốt hoạt động bộ phận một cửa, một cửa liên thông; bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp tiếp tục được rà soát sắp xếp tinh gọn; ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, công chúc được nâng lên; việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và thực thi công vụ được các cơ quan, đơn vị ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại hạn chế:

Công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền và thực hiện về CCHC, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, về xây dựng chính quyền số trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, việc chỉ đạo còn nặng về việc ban hành các văn bản hành chính, chưa thường xuyên sâu sát đến cơ sở. Công tác tuyên truyền còn nặng về hình thức, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, một bộ phận cán bộ, công chức và đa số người dân vẫn chưa thực sự quan tâm, chưa thật sự nâng cao ý thức về CCHC. Việc tìm sáng kiến, giải pháp mới về công tác CCHC chưa sâu rộng. Công tác kiểm tra việc thực hiện CCHC được tăng cường, có nắm bắt những khó khăn vướng mắc của cơ sở trong việc thực hiện CCHC, nhưng việc chỉ đạo tháo gỡ, khắc phục chưa mang lại hiệu quả cao.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước thường xuyên, liên tục thay đổi nên phần nào ảnh hưởng đến công tác rà soát, thống kê, sửa đổi TTHC trong các cơ quan, đơn vị.

Công tác chứng thực điện tử, thực hiện TTHC toàn trình còn gặp khó khăn do thói quen của người dân và hệ thống phần mềm, đường truyền dữ liệu chưa đảm bảo, trong khi đó nhu cầu của người dân chỉ cần biết trong lĩnh vực cụ thể cần những giấy tờ gì, phải đóng lệ phí bao nhiêu, phải nộp hồ sơ ở đâu và hồ sơ được giải quyết trong bao lâu,…do đó các hồ sơ đã được giải quyết ở dịch vụ công trực tuyến toàn trình còn ở mức thấp, chủ yếu là do cán bộ, công chức tự nhập, tự giải quyết (làm thay).

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã không đồng đều, vẫn còn một số công chức có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí việc làm đang phải tiếp tục đào tạo, đào tạo lại theo đúng vị trí việc làm quy định.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức năng lực còn hạn chế, tinh thần, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ chưa cao. Số lượng biên chế công chức được giao ngày càng giảm trong khi khối lượng công việc nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở còn gặp khó khăn.

Ở một số xã bên chính quyền đã thực hiện chữ ký số, song khối MTTQ, đoàn thể chưa được cấp, cùng với đó có xã đã được cấp nhưng một số lãnh đạo MTTQ và đoàn thể cấp xã chưa biết sử dụng chữ ký số; hệ thống mạng LAN tại một số xã, thị trấn chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị theo văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông ban hành và chưa đề xuất cấp độ An toàn thông tin theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan (Khả năng ứng dụng CNTT của người dân khi thực hiện nộp hồ sơ giải quyết các TTHC trực tuyến còn hạn chế, người dân chưa quan tâm nhiều trong việc tiếp cận các tiện ích, các dịch vụ công trực tuyến toàn trình,đặc biệt người dân nhiều nơi chưa đủ điều kiện để khai thác, ứng dụng. Nguồn lực đầu tư cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, địa phương còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Phần mềm quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế liên quan đến việc giải quyết TTHC lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, lĩnh vực trang thiết vị và công trình y tế chưa kết nối liên thông, tích hợp chia sẻ dữ liệu được với phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh nên khó khăn trong việc cập nhập hồ sơ, chiết xuất số liệu báo cáo cho cán bộ, công chức tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa. Việc thực hiện thanh toán phí, lệ phí các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 qua Hệ thống thanh toán trực tuyến (PayGov) của Sở Y tế còn nhiều vướng mắc dẫn đến việc công dân không thể nộp được hồ sơ trực tuyến và không thể thanh toán trực tuyến. Việc ứng dụng CNTT, hiện đại hóa hành chính, các đơn vị, địa phương chưa có giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Chưa có các giải pháp để hình thành được “Công dân điện tử” theo Chỉ thị 03 của UBND tỉnh) và chủ quan (Một số ít cấp ủy, chính quyền tại các đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Công tác tuyên truyền về CCHC, nhất là tuyên truyền về thực hiện TTHC, sử dụng phần mềm một cửa điện tử, một cửa liên thông và dịch vụ công trực tuyến chưa thường xuyên, hình thức chưa đa dạng, hiệu quả chưa cao mặt khác do nhận thức của người dân thấy thủ tục phức tạp, rườm ra không áp dụng. Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa sử dụng thường xuyên thư điện tử công vụ được cấp; việc ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc một số cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế, lúng túng).

Ảnh: Đoàn giám sát làm việc tại UBND xã Địa Linh, huyện Ba Bể 

Trong thời gian tới để khắc phuc những khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế nêu trên, các địa phương cần sớm có giải pháp cụ thể, phù hợp thực tiễn đơn vị để từng bước nâng cao chất lượng thực hiện công tác CCHC, đồng thời cấp có thẩm quyền cũng cần có sự hồ trợ thiết về cơ chế và nguồn lực; các ngành có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, công chức và người dân; sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể đối với từng lĩnh vực CCHC./.

(Nguồn: Báo cáo số 618/BC-MTTQ-BTT ngày 24/10/2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh)


Tác giả:  Nông Trường Hải
Nguồn: 

Tin bài mới:


Kiểm tra công tác chuyển đổi số năm 2022 của huyện Chợ Đồn (06/10/2022)

Quy định về chế độ báo cáo định kỳ và việc quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ(19/11/2020)

Tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí của thủ tục hành chính (18/11/2020)

Tỉnh Bắc Kạn tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2020(12/11/2020)

“Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính” - giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử(11/11/2020)

Kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2020 của tỉnh Bắc Kạn. (07/09/2020)

Tỉnh Bắc Kạn công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực công chức, viên chức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ. (16/03/2020)

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong giải quyết các thủ tục hành chính: Ghi tại huyện Ba Bể(17/12/2019)

Môi trường hành chính công khai, minh bạch: Đòn bẩy nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)(12/12/2019)

Pác Nặm nỗ lực cải thiện chỉ số cải cách hành chính(11/12/2019)